Alcantara là chất liệu được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô. Các thương hiệu ô tô lần lượt cho ra đời các sản phẩm sử dụng chất liệu này để bọc ghế ghế và nội thất.
1. Alcantara là gì?
Alcantara là một loại chất liệu nhân tạo tổng hợp có bề mặt trông giống như da lộn. Tuy nhiên, bề mặt Alcantara gồm nhiều vi sợi có độ bền cao hơn so với các chất liệu khác. Khi sử dụng da Alcantara, người dùng sẽ cảm nhận được sự mềm mại đặc trưng của các vi sợi. Cũng nhờ lớp vi sợi này mà Alcantara có khả năng chống trầy xước tốt, màu sắc mang tới phong cách mới mẻ hơn các chất liệu thường dùng trước đây.
2. Xuất xứ của Alcantara
Alcantara là một trong hai loại vật liệu nhân tạo được nhà khoa học đến từ Nhật Bản – Miyoshi Okamoto nghiên cứu và phát triển từ năm 1970. Tại thời điểm đó, ngoài Alcantara, ông Miyoshi Okamoto còn phát triển loại vải Ultrasuede. Về cơ bản hai loại vật liệu này không có quá nhiều khác biệt ngoài việc Alcantara được sản xuất tại Ý và Ultrasuede được sản xuất tại Nhật Bản.
Qua nhiều năm phát triển, vật liệu Alcantara cũng có nhiều thay đổi trong quá trình sản xuất để phù hợp hơn với nhu cầu người dùng.
3. Tại sao Alcantara lại được ưa chuộng?
Alcantara sở hữu nhiều đặc tính ưu việt phù hợp để sử dụng cho các dòng xe siêu sang như: bề mặt sắc sảo, có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, Alcantara còn có những ưu điểm khiến người dùng không thể bỏ qua như:
- Có độ bền cao hơn những loại da động vật thông thường.
- Có khả năng chống trầy xước.
- Luôn giữ được cảm giác mềm mại.
- Dễ dàng tẩy rửa, ít bị hư hỏng, có độ bám cao nên tạo cảm giác vững chãi khi ngồi.
Khi sử dụng lâu năm, vật liệu Alcantara trên xe hơi vẫn giữ được độ đàn hồi và căng chắc. Một số dòng xe thể thao hạng sang còn được nhà sản xuất trang bị lớp vật liệu Alcantara có khả năng cháy chậm, do đó sẽ hạn chế rủi ro nếu xe ở môi trường có nhiệt độ cao.
4. Hạn chế của chất liệu Alcantara trong quá trình sử dụng
Mặc dù Alcantara được khá nhiều các hãng xe lựa chọn để trang trí nội thất. Tuy nhiên sau khi trực tiếp sử dụng, một số người dùng nhận thấy chất liệu này cũng có một số hạn chế như:
- Chi phí tân trang chất liệu Alcantara cho xe ô tô cao: Để trang bị chất liệu Alcantara trên các dòng xe sang, người dùng thường phải chi trả một khoản tiền khá lớn (khoảng 48 – 96 triệu đồng). Trong trường hợp da Alcantara bị hư hỏng, người sử dụng cần nhiều thời gian để sửa chữa hơn so với những loại da thông thường.
- Khó thao tác điều khiển xe: Chất liệu Alcantara thường được dùng để bọc vô lăng xe ô tô. Khi sử dụng xe, mồ hôi tay của người lái sẽ làm ướt các sợi tổng hợp. So với các loại da khác, bề mặt chất liệu Alcantara và da lộn lâu khô hơn, khiến cho việc điều khiển phương tiện có thể gặp khó khăn.
- Dễ bị bám bẩn và khó vệ sinh: Là chất liệu dễ hút bụi bẩn, để lại dấu vân tay (trên các vị trí như ghế ngồi, hộp tì tay,…) gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Trong khi đó, quá trình vệ sinh chất liệu này lại không hề đơn giản.
Có thể thấy, chất liệu nào cũng có ưu và nhược điểm. Chính vì vậy, trong quá trình thiết kế nội thất ô tô, VinFast đã nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn loại chất liệu tốt, hạn chế thấp nhất các nhược điểm không đáng có. Theo đó, VinFast đã chọn chất liệu da Nappa cao cấp để ứng dụng trên các dòng xe sang bởi chúng có nhiều ưu điểm như:
- Có chất lượng vượt trội so với các loại da khác: Được sản xuất với quy trình và tiêu chuẩn khắc khe, da Nappa vẫn giữ được chất tự nhiên và có nhiều lựa chọn màu sắc.
- Tính thẩm mỹ cao, bề mặt mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc.
- Có độ đàn hồi cao, giúp bề mặt da nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu sau khi bị ngoại lực tác động đè, nén.
- Màu sắc da không bị phai theo thời gian.
- Trong quá trình thuộc, da Nappa thường được phun thêm một lớp đặc biệt để tăng thêm độ bóng mịn nên rất dễ để vệ sinh, lau chùi.
- Tuổi thọ cao: Cấu trúc sợi của chất liệu da Nappa dày đặc và có sự kết nối bền vững nên vẫn giữ được chất lượng bền bỉ theo thời gian.
Da lộn là gì? Cách phân biệt da lộn và da Alcantara.
Da lộn hay những món đồ làm từ chất liệu da lộn có vẻ ngoài sang trọng và cuốn hút. Tuy nhiên đây lại là một chất liệu rất “đỏng đảnh”. Nếu không biết cách bảo quản đúng thì rất có thể bạn sẽ chỉ dùng được chiếc áo hay đôi giày của mình một thời gian ngắn mà thôi. Vậy da lộn là gì? áo da lộn có giặt được không? da lộn có bền không?…. Quá nhiều câu hỏi xung quanh việc bảo quản chất liệu này.
Trong bài viết ngày hôm nay, Cardina sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về chất vải da lộn này.
Da lộn là chất liệu gì mà được yêu thích như vậy?
Da lộn là gì?
Chất da lộn tiếng anh được gọi là Suede Leather. Là một chất liệu khá đặc biệt khi sử dụng mặt trái của các loại da động vật. Thường thấy nhất sẽ là da bò, da heo, dê và cừu. Da lộn sau khi được ép phẳng sẽ được chà nhám, tiếp theo là đánh bóng để giúp bề mặt của vải đồng đều hơn. Ngoài ra cũng giúp cho da nhẹ nhàng và mềm mại hơn nhiều.
Da lộn là gì?
Nguồn gốc của vải da lộn
Da lộn được bắt đầu sử dụng từ lúc nào? Nếu để xác định chi tiết thì có lẽ là những chiếc găng tay của người Thuỵ Điển chính là “bước đầu” khiến cho da lộn tạo thành làn sóng trên thị trường ở Pháp. Những chiếc găng tay được nhập khẩu về và được nhiều quý tộc Pháp yêu thích.
Cho đến năm 1960, da lộn thực sự bùng nổ và trở thành chất liệu “phủ sóng” toàn bộ giới thời trang. Từ quần áo, túi xách đến giày dép,… Đều có những mẫu mã da lộn.
Nguồn gốc của vải da lộn
Cho đến ngày nay, chất liệu này được sử dụng phổ biến hơn nhiều. Da lộn ngày nay được xử lý thông minh hơn để có những trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất. Cùng với đó là màu sắc đa dạng, đẹp đẽ và tự nhiên. Thậm chí nhiều mẫu trang phục da lộn còn khiến cho chị em mê mẩn không thể rời mắt.
Ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Phân loại các loại da lộn hiện nay
Da lộn được làm từ loại da nào? Có phải là từ da động vật không? Đúng vậy, và 3 loại động vật thường được dùng để làm da lộn nhất gồm:
Da lộn làm từ da cừu
Cừu là loài động vật có thể cho cả da và lông để làm vải. Da lộn làm từ da cừu mềm, dẻo dai và có khả năng giữ ẩm rất tốt. Rất phù hợp để dùng cho mùa thu đông lạnh lẽo.
Chất liệu ấm áp cho mùa đông
Da lộn làm từ da heo
Loại da lộn thứ hai là da lộn làm từ da heo. So với da lộn làm từ da cừu thì loại chất liệu này cứng và dày hơn một chút. Tuy nhiên nó cũng khá đẹp và bền bỉ.
Da lộn làm từ da bò
Cuối cùng là da bò. Da lộn làm từ da bò thì lại cứng hơn khá nhiều so với da lộn làm từ da cừu. Tuy nhiên độ bền và khả năng giữ ấm của nó cũng rất ổn. Không hề làm cho bạn thất vọng đâu.
Áo da lộn có giặt máy được không?
Quy trình sản xuất vải da lộn
Sản xuất ra da lộn không phải là điều quá “thần bí”. Hai phương pháp thường được sử dụng nhất là:
- Lật ngược lại da của các loại động vật. Khác với da Nubuck thì da lộn có thể nhìn thấy.
- Cách thứ hai thì phức tạp hơn. Người ta sẽ tách những phần hạt li ti trên bề mặt của da để có thể thấy phần da bên trong. Với cách làm này, chúng ta sẽ có được loại da lộn dùng được cả hai mặt. Loại da lộn này cũng dẻo dai và mềm mại hơn. Tất nhiên thì giá thành của loại da này cũng cao hơn so với phương pháp thứ nhất.
Quy trình sản xuất vải da lộn
Ưu điểm và nhược điểm của vải da lộn
Bất cứ một chất liệu nào cũng có ưu và nhược điểm. Chất da lộn cũng vậy. Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của chất da lộn.
Ưu điểm
- Da lộn mềm mại, màu sắc đẹp, tự nhiên và khá đồng đều
- Bền và dày hơn các loại da thông thường
- Giúp cho người sử dụng có thêm sự trẻ trung, năng động và cá tính
- Khả năng giữ nhiệt tốt, thích hợp để dùng trong mùa đông, những ngày lạnh
- Càng dùng càng sáng bóng và mềm hơn nếu bạn bảo quản đúng cách
- Thân thiện với môi trường
Màu sắc tự nhiên, đẹp
Nhược điểm
- Da lộn dễ thấm nước. Khi thấm nước là đôi giày của bạn coi như bỏ.
- Dễ bám bụi bẩn
- Giày khó vệ sinh, không đàn hồi
- Giá cao hơn những loại da khác
Tham khảo các mẫu xe ô tô có nội thất da lộn và da alcantara tại Ô tô Đây Rồi.
Ô TÔ ĐÂY RỒI CHUYÊN MUA BÁN CÁC DÒNG XE Ô TÔ DU LỊCH CŨ VÀ LƯỚT. RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH!
Website: https://otodayroi.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/@otodayroi
Facebook: https://www.facebook.com/otodayroi/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@otodayroi.vn
Zalo: 0898 303 101 – 0773 747 646 Hải