Bên cạnh những lợi ích khi mua xe đứng tên công ty, các chủ xe cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề rủi ro cho trường hợp này. Trong bài viết này, hãy cùng Ô tô Đây Rồi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: “Có nên mua xe đứng tên công ty không” nhé!
Lợi ích khi mua ô tô đứng tên công ty
Lợi ích lớn nhất khi mua ô tô đứng tên công ty đó là giảm thiểu chi phí:
Khấu trừ thuế GTGT
Nếu bạn mua xe đứng tên công ty thì bạn sẽ được hoàn tiền thuế giá trị gia tăng (10% giá trị của chiếc xe). Bởi nếu đứng tên công ty thì chiếc xe của bạn thuộc tài sản của công ty, và khi kết toán cuối năm, bạn sẽ được hoàn trả 10% này theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua 1 chiếc xe trị giá 1,5 tỷ. Sau khi quyết toán thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế và nhận lại 150 triệu đồng.
Chi phí bảo dưỡng cũng được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Lợi ích thứ 2 khi mua xe đứng tên công ty là các hóa đơn xăng dầu, phí sửa chữa,… sẽ được công ty chịu toàn bộ chi phí, quy vào thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Bạn cần lưu ý một số các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật như sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, phí đường bộ đối với doanh nghiệp cao hơn so với cá nhân.
Bất lợi khi mua ô tô đứng tên công ty
Trở thành tài sản thế chấp khi công ty làm ăn thua lỗ
Trong trường hợp xui rủi công ty làm ăn thua lỗ và phá sản, chiếc xe cũng thuộc tài sản sở hữu của doanh nghiệp sẽ được đưa vào danh sách tài sản được thanh lý để thanh toán cho các chủ nợ. Hay nói cách khác, nếu công ty làm ăn thua lỗ, chiếc xe của bạn cũng sẽ ngay lập tức trở thành tài sản thanh lý để trả nợ cho công ty.
Rắc rối khi hưởng quyền thừa kế
Ngoài ra, vấn đề thừa kế chiếc xe sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu cá nhân mua xe không may qua đời, kể cả có để lại di chúc hay không thì người thừa kế cũng không được sở hữu chiếc xe. Bởi đó là tài sản hiện tại đang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nếu người thừa kế muốn nhận lại tài sản thì phải yêu cầu công ty chuyển nhượng lại. Nếu 2 bên không thể thống nhất thì người thừa kế sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong việc chuyển nhượng tài sản.
Thủ tục mua bán rắc rối
Vì thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên khi bán lại xe, người bán phải gặp nhiều vấn đề, thủ tục hành chính phức tạp. Quy trình bán xe đứng tên công ty như sau:
- Công chứng giấy tờ mua bán xe
- Công ty chủ sở hữu phải xuất hoá đơn VAT rồi đóng thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng và lệ phí công chứng sang tên đổi chủ.
- Các thủ tục về khấu hao tài sản theo quy định của nhà nước sẽ được lấy làm thước đo để tính thuế trước bạ của xe.
Một số lưu ý khi sử dụng xe đứng tên công ty
Trong trường hợp xảy ra tai nạn khi đang điều khiển xe đứng tên công ty, trách nhiệm bồi bồi thường thiệt hại cũng có sự khác nhau:
- Đối với cá nhân: Việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là “vô hạn”. Khi đó, cá nhân sẽ phải dùng tài sản của mình để thanh toán cho khoản bồi thường đó, thậm chí phải bán xe để thanh toán.
- Đối với công ty: Các loại hình doanh nghiệp sau: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần ford phú mỹ hưng, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường, công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Như vậy, doanh nghiệp không cần phải bán tài sản là xe ô tô để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Tóm lại, xe đứng tên công ty sẽ gặp được nhiều thuận lợi trong việc tiết kiệm chi phí nhưng lại gặp nhiều vấn đề về thủ tục pháp lý. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trường hợp của mình thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nhé!